Kháng kháng sinh đang trở nên là một vấn đề sức khỏe toàn cầu. Vi khuẩn đường ruột kháng kháng sinh Carbapenem (CRE) không những thúc đẩy thật bại điều trị như là tăng nguy cơ tử vong, kéo dài thời gian điều trị và làm tăng chi phí điều trị mà còn là nguồn lây bệnh nguy hiểm cho cộng đồng.
Nghiên cứu tiến hàng sàng lọc các bệnh nhân nhập viện nội trú tại khoa Sơ Sinh và Hồi Sức cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Thái Bình để thực hiện các biện pháp can thiệp tại bệnh viện cũng như tại cộng đồng. Tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm sàng lọc CRE tại thời điểm nhập viện để theo dõi và cách ly. Tại cộng đồng, nghiên cứu sẽ tiến hành các biện pháp can thiệp bao gồm cung cấp các trang bị vệ sinh cá nhân, các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh trong cộng đồng, hướng dẫn các biện pháp nâng cao vệ sinh trong chăn nuôi để hướng tới việc giảm sử dụng kháng sinh không qua chỉ định.
Nhóm nghiên cứu bao gồm các bác sĩ và chuyên gia y tế, thú y từ Bệnh viện Nhi Trung ương, Đại học Y tế Công cộng, Viện Thú y, Viện Karolinska và Đại học Linköping ở Thụy Điển, Tổ chức CIRAD của Pháp, Đại học Tubingen ở Đức và Đại học Copenhagen ở Đan Mạch.
- Tên dự án: Interventions to decrease Carbapenem resistantenterobacteriaceae colonization and transmission between hospitals, households, communities and domesticated animals.
Dự án đã được Bộ Y tế phê duyệt văn kiện tại Quyết định số 1847/QĐ-BYT ngày 05 tháng 07 năm 2022 và phê duyệt kế hoạch hoạt động năm hai theo Quyết định số 2555/QĐ-BYT ngày 19/6/2023.
- Mục tiêu chung của dự án: Giảm thiểu và đánh giá sự lây truyền của vi khuẩn đường ruột kháng Carbapenem từ bệnh nhân xuất viện sang các thành viên gia đình, cộng đồng, vật nuôi và môi trường thông qua Can thiệp Giáo dục Truyền thông về vệ sinh cho gia đình.
- Nhà tài trợ: Trung tâm Quốc tế về các giải pháp đối phó với kháng kháng sinh (ICARS) – Đan Mạch.
- Dự án sẽ thiết lập thông tin liên lạc giữa:
i)Những người ra quyết định ở cấp địa phương, khu vực, quốc gia và quốc tế bao gồm WHO, FAO, CDC khu vực, ECDC
ii) Lãnh đạo cộng đồng và công chúng
iii) Nhân viên y tế ở tất cả các tuyến y tế
iv) Báo chí và truyền thông
v) Các tổ chức phi chính phủ.