Mục tiêu chung: Giảm thiểu và đánh giá sự lây truyền của vi khuẩn đường ruột kháng Carbapenem (CRE) từ bệnh nhân xuất viện sang các thành viên gia đình, cộng đồng, vật nuôi và môi trường thông qua Can thiệp Giáo dục Truyền thông về vệ sinh cho gia đình.
Mục tiêu cụ thể:
• Phát triển và thực hiện Chương trình giám sát CRE tại bệnh viện, chăm sóc theo dõi và cải thiện kiểm soát và phòng nhiễm khuẩn(IPC); và đánh giá hiệu quả can thiệp trên lây nhiễm CRE, tỉ lệ nhiễm HAI, kết quả điều trị và hiệu quả chi phí.
• Đánh giá hiệu quả của can thiệp (GCV3) bằng thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên để giảm sự lây truyền từ những bệnh nhân nhiễm CRE đã xuất viện sang những thành viên gia đình, vật nuôi tại gia và môi trường nhờ giám sát liên tục khuẩn CRE trên các mẫu sinh học được nuôi cấy trong môi trường chọn lọc có carbapenem và colistin.
• Phối hợp với các cơ quan địa phương trong việc phát triển và thực hiện Can thiệp Giáo dục Truyền thông về vệ sinh cho gia đình (HECHI) để cải thiện vệ sinh cá nhân, an toàn sinh học trong chăn nuôi và giảm việc sử dụng kháng sinh chưa có chỉ định trên người và động vật (GCV3), đảm bảo những can thiệp đều có ích cho cả hai giới.
• Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lí nước thải hiện có tại bệnh viện trong việc giảm phát tán mầm bệnh AMR và các gen và đề xuất hợp tác với những đối tác phù hợp để đưa ra những phương pháp tối ưu, giảm tỉ lệ phát tán và mở rộng quy mô can thiệp này; xác định phương pháp can thiệp chăm sóc theo dõi được nêu ra trong GCV1 trong việc giảm mức độ lây nhiễm CRE và CoRE trong bệnh viện.
• Điều tra mối liên hệ di truyền của các dòng CRE phân lập, bao gồm cơ chế kháng lại trong các hợp phần Một Sức khỏe để truy hướng lây nhiễm của CRE+/- CoRE thông qua Giải trình tự toàn bộ gen (WGS). Các chủng vi khuẩn phân lập từ người, động vật và môi trường là đối tượng để WGS sử dụng trình tự phân tích tin sinh học Oxford MinION Nanopore/Illumina Miseq.
|