Khảo sát một số vấn đề sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan của học sinh trung học dân tộc nội trú tỉnh Lạng Sơn

A. Đề Cương Được Duyệt
Tên đề tài Khảo sát một số vấn đề sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan của học sinh trung học dân tộc nội trú tỉnh Lạng Sơn
Mã đề tài 2023S-08
Lĩnh vực    Bệnh không lây nhiễm
Phòng ban Khoa Sức khỏe vị thành niên
Chủ nhiệm đề tài    TS. Ngô Anh Vinh
Cơ quan chủ trì Bệnh viện Nhi Trung ương
Thời gian    16/08/2023 – 16/08/2024
Mục tiêu đề tài 1. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm, lo âu và cô đơn của học sinh trung học dân tộc nội trú ở tỉnh Lạng sơn năm 2023
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm, lo âu và cô đơn của học sinh trung học dân tộc nội trú Tỉnh Lạng Sơn
Sản phẩm dự kiến Bài báo khoa học trong nước
B. Đề Cương Điều Chỉnh
Thuyết minh điều chỉnh

C. Nghiệm Thu
Kết quả nghiệm thu Đã nghiệm thu
D. Tóm tắt

Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, dân số chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Học sinh ở khu vực này chủ yếu học tại các trường dân tộc nội trú với đặc trưng là học tập trung và sống xa gia đình. Với sự khác biệt về văn hóa – xã hội, môi trường sống, chúng tôi nhận thấy cần có nghiên cứu đánh giá về sức khỏe tâm thần và sự cô đơn của học sinh dân tộc thiểu số miền núi ở khu vực này. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các đề xuất về chính sách dự phòng và can thiệp về sức khoẻ tâm thần cho học sinh. Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm, lo âu và cô đơn của học sinh trung học dân tộc nội trú tỉnh Lạng Sơn
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm, lo âu và cô đơn của học sinh trung học dân tộc nội trú tỉnh Lạng Sơn.
– Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 845 học sinh ở các trường Trung học cơ sở và trung học phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Sử dụng thang đo DASS 21 để sàng lọc các vấn đề về trầm cảm, lo âu và thang đo UCLA để đánh giá mức độ cô đơn. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu và các yếu tố liên quan được thu thập bằng phương pháp phát phiếu tự điền với bộ câu hỏi thiết kế sẵn.
– Kết quả và phát hiện chính: 59,0% học sinh có biểu hiện trầm cảm và 54,4% có biểu hiện lo âu trong đó chủ yếu là mức độ trầm – lo âu nhẹ và vừa. Học sinh chủ yếu có mức độ cô đơn vừa và cao. Một số yếu tố ảnh hưởng đến lo âu, trầm cảm và cô đơn là: chất lượng tình bạn, sử dụng Internet và các trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu.
– Kết luận và kiến nghị: Tỉ lệ học sinh trung học dân tộc nội trú ở Lạng Sơn có các biểu hiện trầm cảm cũng như mức độ cô đơn khá cao. Yếu tố môi trường gia đình, sử dụng Internet, các trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu có liên quan với trầm cảm, lo âu. Vì thế, học sinh cần được sự quan tâm và hỗ trợ nhiều hơn từ phía nhà trường, gia đình và bạn bè.

Trả lời

ĐĂNG KÝ THAM GIA KHÓA HỌC




    (Đăng ký tham gia các khóa học, các lớp đang tuyển sinh, chương trình đào tạo tại đây … )
    Khóa đào tạo thực hành Điều dưỡng “Cấp cứu Nhi khoa cơ bản”

    Khóa đào tạo thực hành Điều dưỡng “Cấp cứu Nhi khoa cơ bản” 

    I. Mục tiêu của khóa học: - Cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản, kỹ năng tiếp cận và đánh giá bệnh nhân cấp cứu một cách hệ thống để đưa ra các can thiệp chính xác và kịp thời với tình trạng khẩn cấp của người bệnh. - Củng cố và nâng cao năng lực thực hành, lập kế hoạch chăm sóc người bệnh và rèn luyện tác phong làm việc cũng như kỹ năng giao tiếp trong môi trường cấp cứu.

    II. Đối tượng tuyển sinh: Điều dưỡng trình độ từ trung cấp trở lên và đang làm việc trong lĩnh vực Nhi khoa

    III. Hình thức tuyển sinh: Xét duyệt hồ sơ

    IV. Thời gian đào tạo: Học tập trung 03 tháng liên tục tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

    V. Chương trình học: - Lý thuyết: Theo chương trình đào tạo Điều dưỡng “Cấp cứu Nhi khoa cơ bản” của Bệnh viện Nhi Trung ương - Thực hành: tại Khoa Cấp cứu và Chống độc - Nội dung học tập: + Nhân biết trẻ bệnh nặng và phân loại bệnh nhân + Cấp cứu cơ bản, vận chuyển bệnh nhân an toàn + Đánh giá và xử trí đau cho trẻ + Chăm sóc, theo dõi trẻ mắc một số bệnh: trẻ bị sốc, suy hô hấp cấp, ngộ độc cấp, trẻ bị mất nước, trẻ bị sốt cao co giật… + Các quy trình kỹ thuật: cho bệnh nhi thở oxy, bóp bóng qua mask, phụ giúp bác sĩ đặt nội khí quản, phụ giúp bác sĩ chọc dò tuỷ sống…

    VI. Quyền lợi của học viên Sau khi hoàn thành và đạt yêu cầu của khóa học, học viên được: - Cấp chứng chỉ đào tạo liên tục Điều dưỡng “Cấp cứu Nhi khoa cơ bản” của Viện Đào tạo và Nghiên cứu Sức khỏe Trẻ em- Bệnh viện Nhi Trung ương. - Xác nhận thời gian thực hành (nếu có nhu cầu)

    VII. Hồ sơ đăng ký dự tuyển:

    1. Hồ sơ gồm: a. Đơn xin đi học; b. Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp có giá trị trong vòng 6 tháng tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ c. Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của cơ quan công tác hoặc xã/phường nơi cư trú) d. Bản sao công chứng Giấy khai sinh hoặc Căn cước công dân; e. 02 ảnh kích thước 3x4cm và bản mềm ảnh (định dạng GIF, JPG hoặc PNG) (yêu cầu ảnh phông trắng và học viên mặc áo trắng, ảnh chụp trong vòng 6 tháng tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ, mặt sau ảnh ghi rõ họ tên và ngày sinh); f. Quyết định cử đi học của cơ quan (nếu có). Tất cả các giấy tờ xếp theo thứ tự trên, đựng trong túi hồ sơ và ghi đầy đủ các mục theo mẫu bìa túi hồ sơ. 2. Thời gian nhận hồ sơ: tuyển sinh liên tục 3. Nơi nhận hồ sơ: - Phòng Quản lý đào tạo - Viện Đào tạo và Nghiên cứu Sức khỏe Trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, Số 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội. - Hoặc liên hệ: ĐDCKI. Đỗ Minh Thuỳ, phòng Quản lý đào tạo, VĐT&NCSKTE, Email: thuydo@rich.org.vn, ĐT: 024 6273 8884; 024 6273 8883 4. Kế hoạch mở lớp: Liên tục theo hình thức cầm tay chỉ việc hoặc theo lớp khi đủ số lượng học viên, cụ thể: - Đợt 1: dự kiến đầu tháng 3 năm 2023 - Đợt 2: dự kiến đầu tháng 6 năm 2023 - Đợt 3: dự kiến đầu tháng 9 năm 2023 - Đợt 4: dự kiến đầu tháng 12 năm 2023 5. Học phí: 13.030.000 đồng/khóa

    Lưu ý: Thí sinh không được hoàn trả hồ sơ và học phí trong mọi trường hợp. Xin trân trọng cảm ơn!

    Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học